Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Tổ chức sản xuất là gì? Ý nghĩa và mục đích

Bài Viết Nổi bật

Hình minh hoạ

Tổ chức sản xuất và các khái niệm

Tổ chức sản xuất là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Điều này nhằm bố trí người lao động, quản lý, vật liệu, công cụ, và bố trí không gian để sản xuất một mặt hàng nào đó. Tổ chức sản xuất gồm việc sắp xếp, bố trí các yếu tố lao động, vật liệu, công cụ lao động và không gian sản xuất để tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ý nghĩa và mục đích của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Tổ chức sản xuất hợp lí trong doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao ở nhiều mặt sau đây:

  • Đóng góp quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như nguyên liệu, vật liệu, lao động, máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.
  • Đóng góp quan trọng vào việc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp là kinh doanh có lãi để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
  • Tổ chức sản xuất khoa học sẽ có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu độc hại cho môi trường sống của doanh nghiệp và vùng lân cận.
  • Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý là căn cứ và cơ sở quan trọng cho tổ chức quản lí doanh nghiệp một cách khoa học.

Một số nguyên tắc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Khi tổ chức quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

  • Nguyên tắc thứ nhất: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo kết hợp giữa phát triển chuyên môn hóa và phát triển kinh doanh tổng hợp.

    • Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm cho doanh nghiệp nói chung, các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc nói riêng có nhiệm vụ chỉ chế tạo một (hoặc một số ít) loại sản phẩm, chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiến hành một (hoặc một số ít) bước công việc.
    • Kinh doanh tổng hợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công nghiệp, từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và dịch vụ.
  • Nguyên tắc thứ hai: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và bảo đảm cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quy trình sản xuất.

  • Nguyên tắc thứ ba: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải bảo đảm tính nhịp nhàng.

    • Sản xuất nhịp nhàng có nghĩa là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong từng thời gian qui định (giờ, ca, ngày) phải bằng hoặc xấp xỉ nhau.
  • Nguyên tắc thứ tư: Tổ chức sản xuất phải đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, không bị gián đoạn do những nguyên nhân chủ quan gây ra. Điển hình là những hiện tượng: sản xuất không cân đối, thiếu nguyên vật liệu, thiếu việc làm, thiết bị máy móc hỏng đột xuất.

  • Nguyên tắc thứ năm: Tổ chức sản xuất phải tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị với hoạt động sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và điều hành doanh nghiệp, TS. Trần Văn Hùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012)

Để biết thông tin chi tiết hơn về viện sinh thái và bảo vệ công trình, vui lòng truy cập tại đây

Bài Viết Mới

Hit Club, cổng game chơi bài đổi thưởng, đã trở lại với cộng đồng mạng vào tháng 12/2018 sau...

More Articles Like This